“Học mà chơi. Chơi mà học” dễ hay khó?
Thực sự là rất khó. Bởi lẽ học sinh dành đa số thời gian trong ngày để tới trường học tập. Thực tế cho thấy, phương pháp giáo dục truyền thống hiện nay chủ yếu tập trung vào cung cấp kiến thức thông qua bài giảng. Vì vậy, việc học thường gắn liền với bảng đen phấn trắng, sách vở, bút viết mà thiếu đi sự tương tác, thực hành các kỹ năng cần thiết.
Tiếp nối chuỗi các buổi dã ngoại theo chủ đề hè 2019, các bạn nhỏ đã có cơ hội khám phá thiên nhiên qua bài học về đa dạng sinh học, tìm hiểu về thế giới động – thực vật đặc trưng của một nước nhiệt đới gió mùa tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc. Nằm ven chân núi Tam Đảo, trạm có chức năng bảo vệ rừng đầu nguồn, phục hồi rừng, nhân nuôi và cứu hộ các loài động vật bị bắt giữ cũng như thực hiện các chương trình bảo tồn các sinh vật bản địa.
Tại trạm Mê Linh, cách bạn nhỏ đã học cách phân biệt giữa lưỡng cư, chim, thú, côn trùng, giáp xác,…. dựa trên việc quan sát các sinh vật và môi trường sống của chúng. Thông qua quan sát, lắng nghe kết hợp ghi chép và đặt câu hỏi, con tự hình thành một mô tả cá nhân về các loài. Mô tả đó bao gồm thông tin về tên loài, thức ăn của chúng, lớp và ngành động vật, đặc điểm về môi trường sống cũng như các mối đe dọa và cách bảo tồn. Các dữ liệu này được sử dụng cho hoạt động thuyết trình với phương pháp sơ đồ tư duy để củng cố toàn bộ kiến thức. Những câu chuyện về gia đình khỉ mặt đỏ có khỉ bố cụt cả cánh tay, khỉ mẹ cụt một bàn tay do vướng bẫy của các bác thợ sặn hay chú khỉ bị tự kỉ, thường xuyên hoảng loạn sau một thời gian dài bị con người bắt nhốt chắc hẳn đã chạm tới trái tim và khơi dậy tình yêu thương muôn loài của trẻ nhỏ.
Đây còn là cơ hội để tận hưởng không khí trong lành, làn nước suối mát lạnh, tiếng chim kêu vượn hót. Con trầm trồ trước sự kỳ diệu của tạo hóa với các cấu tạo hình thái khác nhau từ cây thân gỗ, thân leo, thân bò, thân đốt. Chỉ là lá cũng có có vô vàn hình dáng từ bầu dục, lá kim, hình tim, hình tam giác với đủ các màu sắc sặc sỡ.
Tận mắt chứng kiến những hệ quả mà các loài động – thực vật đang phải gánh chịu vì hành vi hủy hoại của con người: chú khỉ bị trầm cảm, gia đình vượn có mẹ bị cụt tay do sập bẫy thợ săn,… Các con hiểu rằng chúng ta đang lấy đi rất nhiều thứ từ môi trường nhưng lại trả về cho môi trường những phiền toái: khí thải, rác thải nhựa, không gian sống bị thu hẹp, thảm họa thiên nhiên.
If you require more information about our programs, please do not hesitate to contact us:
Hotline: 0982 230 000
Email: contact@hill.edu.vn