KHÓA HỌC KHOA HỌC DIỆU KỲ : CHỦ ĐỀ “ÂM THANH”

Âm thanh là gì?

Làm thế nào để tạo ra âm thanh?

Bằng cách nào chúng ta có thể nghe được âm thanh nhỉ?

Một vạn câu hỏi vì sao về Âm thanh đã được các thầy cô của HILL cùng các bạn nhỏ hóa giải bằng cách quan sát và trực tiếp thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản trong khóa học KHOA HỌC DIỆU KỲ dành cho các bạn nhỏ từ 8-12 tuổi. 

Khoa học đã chỉ ra rằng não bộ của con người có thể nhớ được tới 80% khi chúng ta làm trong khi con số đó chỉ dừng lại ở 10% khi đọc, 30% khi nghe và 50% khi nhìn. Vì vậy, học thông qua trải nghiệm được coi là tương lai của việc học. Áp dụng phương pháp học tập này, khóa học KHOA HỌC DIỆU KỲ muốn mang tới một môi trường học tập gần với thực tế nhất, giúp trẻ tương tác với thế giới rộng lớn bên ngoài. Đồng thời, phương pháp này giúp cho các khái niệm, quy tắc, lý thuyết khoa học tưởng chừng như phức tạp trở nên dễ nhớ, dễ hình dung, dễ áp dụng. Đây được coi như nền tảng của việc phát triển tư duy. 

Chủ đề “Âm thanh” trong khóa học này gồm ba buổi: 

  • Buổi 1: Âm thanh là gì? 
  • Buổi 2: Sự truyền âm và các ứng dụng trong đời sống 
  • Buổi 3: Thực nghiệm về Âm thanh tại Bảo tàng Nhân học

Vậy một buổi học theo phương pháp học thông qua trải nghiệm sẽ diễn ra như thế nào?Buổi 1: Âm thanh là gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Âm thanh là gì?”, các bạn nhỏ đã tiến hành thí nghiệm hạt gạo nẩy trên mặt trống khi ta gõ trống tạo ra âm thanh. Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, các bạn ấy sẽ cùng nhau quan sát hiện tượng, đặt câu hỏi, suy đoán thay vì tiếp nhận thông tin một chiều. Buổi học đầu tiên đã giúp các bạn nhỏ khám phá ra bản chất của âm thanh chính là sự rung động. Buổi 2: Sự truyền âm và các ứng dụng trong đời sống

Từ đâu mà con người có thể tạo ra được chiếc điện thoại? Đó chính là do âm thanh có thể truyền qua các môi trường vật chất khác nhau đấy! Trong buổi học thứ hai, các bạn nhỏ đã được làm rất nhiều thí nghiệm vui để lý giải về nguyên lý truyền âm qua các dạng vật chất khác nhau như rắn, lỏng, khí. Các bạn ấy còn được tìm hiểu cấu tạo của tai giúp chúng ta nghe được âm thanh và thực hành làm máy điện thoại đơn giản. Cùng thi xem ai là người truyền được tín hiệu chính xác nhất nhé!Buổi 3: Thực nghiệm về âm thanh tại Bảo tàng Nhân học

Chà chà! Vậy là sau hai buổi học tại phòng thí nghiệm của HILL với rất nhiều thí nghiệm cực kỳ lí thú về Âm thanh thì hôm nay các bạn nhỏ đã được tới thăm Bảo tàng Nhân học – nơi trưng bày rất nhiều nhạc cụ của các dân tộc tại Việt Nam.Lần đầu được nhìn thấy, được chơi thử các loại nhạc cụ như đàn đá, đàn t’rưng của các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng của người Mường hay chiếc trống của người Chăm, các bạn nhỏ đều tỏ ra vô cùng thích thú. Qua buổi học này, chúng mình còn được biết thêm một kiến thức mới về Âm thanh. Đó là Âm độ và cách con người chế tạo các nhạc cụ để tạo ra Âm độ khác nhau đấy!

Quý phụ huynh muốn nhận thông tin tư vấn về chương trình trại hè, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0982 230 000

Email: contact@hill.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVI