Hoạt động trải nghiệm (ở cấp Tiểu học) và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (ở cấp THCS và THPT) là hoạt động giáo dục bắt buộc thực hiện trong chương trình Giáo dục Phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng năm 2018. Điểm mới trong nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm là không dừng lại ở các chủ đề mang tính chính trị xã hội như trong chương trình hiện hành mà còn chú trọng vào các hoạt động phát triển cá nhân, lao động và đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp.

Theo đó, các nội dung này được thực hiện cả trong và ngoài lớp học. Đặc biệt, những chuyến thăm quan có định hướng, kết hợp vừa học vừa chơi được xem như là phương pháp giáo dục rất hiệu quả giúp thực hiện đồng thời hai mục tiêu: khám phá thế giới bên ngoài lớp học và giải trí, thư giãn sau quá trình học tập tại trường. Hiệu quả của hoạt động trải nghiệm càng được tối ưu hóa nếu như được thiết kế bám sát với nội dung học của học sinh. Song trên thực tế, mô hình giáo này khi được triển khai tại các trường chưa thực sự phát huy hiệu quả do số lượng học sinh quá đông, chênh lệch về mặt nhận thức và kỹ năng nên việc lồng ghép kiến thức gần như là không thể.

Với mục đích khắc phục những hạn chế trên, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ sử dụng những kiến thức đã học để giải thích thế giới xung quanh và khám phá các giá trị tri thức địa phương, tiếp cận các di sản văn hóa truyền thống một cách có định hướng, HILL xây dựng và cung cấp chương trình trải nghiệm học đường dành cho các trường học. Trong đó, chúng tôi lựa chọn các nội dung tiêu biểu của cấp học và cố gắng truyền tải chúng thông qua trò chơi, hình ảnh, cuộc thi,… nhằm thúc đẩy tính chủ động của người học. 

Ảnh: Một số hoạt động trong buổi trải nghiệm chủ đề “Đa dạng văn hóa các dân tộc” tại Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội của học sinh trường Quốc tế Nhật Bản

Chương trình tích hợp các kiến thức đa dạng từ khoa học tự nhiên, kinh tế, môi trường đến lịch sử, văn hóa, luật pháp tại các cơ sở ngoài trường học. Chúng tôi cân nhắc và lựa chọn khai thác những vấn đề cấp bách trên toàn cầu và phù hợp với bối cảnh Việt Nam dựa trên tham khảo các nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững do UNESCO khởi xướng như bình đẳng giới, hệ sinh thái bền vững, quyền và luật pháp,… HILL liên kết, hình thành một mạng lưới điểm đến là các làng nghề, di tích lịch sử – văn hóa, bảo tàng, nông trại, viện nghiên cứu,… ở nội thành và ngoại thành Hà Nội cùng sự hỗ trợ, tham gia giảng dạy của các nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm nhằm đem tới không gian văn hóa chân thực nhất.

Ảnh: Học sinh trường Tiểu học Alaska thích thú khi được tìm hiểu về Vòng đời của bướm thông qua hoạt động làm hộp Life Cycle Box, tại Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông

Ví dụ về chương trình trải nghiệm dành cho học sinh từ lớp Tiền Tiểu học (K) đến lớp 5: